Nhân viên KCS là vị trí được tuyển nhiều tại các doanh nghiệp sản xuất như chế biến thực phẩm, gia công xuất khẩu may mặc, nhà máy sản xuất,… Cùng Blog Top
CV tìm hiểu chi tiết công việc nhân viên KCS là gì và làm thế nào để có thể ứng tuyển vị trí nhân viên KCS thành công nhé!
Nhân viên KCS là gì?
KCS là cụm từ viết tắt của K (Kiểm tra) – C (Chất lượng) và S (Sản phẩm). Vậy thì, vị trí nhân viên KCS chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình từ sản xuất tới nghiệm thu. Nhìn chung, nhiệm vụ của nhân viên KCS cũng tương tự như nhân viên QC – Quality Control hay QA – Quality Assurance tại các doanh nghiệp sản xuất.
Đang xem: Nhân viên kcs là gì? bản mô tả công việc nhân viên kcs là gì?
Nhân viên KCS là gì?
Mô tả công việc nhân viên KCS trong doanh nghiệp
Nhân viên KCS là người kiểm tra chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới hoàn thiện sản phẩm đầu ra. Vậy cụ thể nhân viên KCS làm gì, phải chịu trách nhiệm ra sao? Dưới đây là bản mô tả công việc nhân viên KCS trong doanh nghiệp chi tiết dành cho các ứng viên vị trí nhân viên KCS.
Mô tả chi tiết công việc nhân viên KCS sản xuất
Nhân viên KCS sản xuất có nhiệm vụ kiểm soát, đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất, đảm bảo nguyên phụ liệu đáp ứng được quy cách sản xuất của sản phẩm.Trong quá trình sản xuất, nhân viên KCS là người trực tiếp giám sát, theo dõi, kiểm định chất lượng của từng khâu, nhằm hạn chế tối đa sai sót, nâng cao hiệu suất sản xuất cho dây chuyền. Họ cũng là người tham gia phối hợp xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất cùng với các phòng ban khác trong doanh nghiệp
Cuối cùng, nhân viên KCS là người kiểm tra chất lượng sản phẩm và lập báo cáo chất lượng sau quá trình sản xuất. Họ cũng là người chịu trách nhiệm sắp xếp, phân công việc bảo quản hàng hóa, sản phẩm theo đúng quy chuẩn, nhằm đảm bảo về mặt chất lượng cho sản phẩm.
Mô tả chi tiết công việc nhân viên KCS thực phẩm
Nhân viên KCS thực phẩm có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, kiểm định nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào. Ngay từ khâu này, nguyên liệu đã phải đáp ứng được quy chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.Nhân viên KCS là người nghiên cứu các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn (HACCP, ISO 22000, MRL – giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y,…) nhằm đáp ứng chất lượng sản phẩm đúng với yêu cầu đề ra
Theo dõi quá trình sản xuất thực phẩm tại nhà máy, đảm bảo thực phẩm được chế biến đúng phương pháp và an toàn
Giám sát quá trình đóng gói và bảo quản thực phẩm ở điều kiện phù hợp (đặc biệt với sản phẩm đông lạnh)Tiến hành kiểm định, nghiệm thu chất lượng thực phẩm trước khi bán
Mô tả chi tiết công việc nhân viên KCS may mặc
Nhân viên KCS may mặc có nhiệm vụ kiểm tra nguồn nguyên phụ liệu đầu vào của mỗi đơn hàng (vải, chỉ, cúc, phụ kiện…) nhằm đảm bảo đúng với yêu cầu của đơn hàng.Tham gia phát triển mẫu, duyệt các loại mẫu cùng các bộ phận mẫu, merchandise,…Hướng dẫn công nhân thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa
Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi khâu sản xuất (đầu chuyền, cuối chuyền, sau là, gấp gói, hoàn thiện), phối hợp với đội ngũ sản xuất để kịp thời xử lý sự cố phát sinh trong mỗi khâu.Kiểm tra chất lượng hàng gia công tại nhà máy, giám định lỗi hàng hóa (nếu có)Đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng
Nhân viên KCS may mặc trực tiếp tham gia, kiểm soát và đánh giá quá trình sản xuất
Yêu cầu công việc nhân viên KCS là gì? Mức lương của KCS?
Trước hết, một nhân viên KCS cần vững vàng kiến thức chuyên môn, nắm rõ quy trình sản xuất cũng như quy trình kiểm định chất lượng của từng mặt hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, nhân viên KCS cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bên cạnh đó, đây là một vị trí trực tiếp làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong suốt quá trình sản xuất nên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ là điểm ưu tiên rất lớn.
Mức lương của nhân viên KCS dao động từ 9.000.000 cho tới 12.000.000 đồng/tháng và có thể tăng lên mức 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng với ứng viên có kinh nghiệm, có khả năng ngoại ngữ tốt.
Tìm việc làm nhân viên KCS ở đâu tốt nhất?
Để tìm kiếm việc làm KCS lương cao và có chế độ tốt, bạn nên tìm đến các trang tuyển dụng uy tín, được các doanh nghiệp lớn đánh giá cao như Top
CV. Top
CV luôn update nhanh nhất tất cả các thông tin việc làm KCS tại các doanh nghiệp sản xuất lớn trên khắp 63 tỉnh thành, nên hãy nhanh tay truy cập vào Top
CV và apply ngay nhé!
Mong rằng, thông qua những chia sẻ, tìm hiểu nói trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhân viên KCS là gì cũng như mức lương vị trí KCS cao không và cơ hội việc làm KCS. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn Top
CV để tìm việc. Truy cập Top
CV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
KCS hiện đang là một trong những vị trí không thế thiếu của các công ty sản xuất trong lĩnh vực điện tử, thực phẩm… Vậy chi tiết KCS là gì? Nó đóng vai trò gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị? Tất cả sẽ được bật mí chi tiết qua bài viết sau.
KCS là gì?
KCS là gì?
“Nhân viên KCS tiếng Anh là gì? KCS là gì?… “ là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, trong tiếng anh KCS và viết tắt của từ Knowledge Centered Support mà khi dịch ra có nghĩa là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì thế tương tự như công việc kiểm soát của QC, KCS là người đảm nhận vai trò chính trong việc kiểm soát chất lượng của các sản phẩm được sản xuất ra. Đảm bảo 100% sản phẩm được tuân thủ nghiêm quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy và đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
KCS khác gì QC và QA?
KCS khác gì QC và QA?
Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng KCS giống với QC và QA. Nhưng nếu nghiên cứu và tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy KCS dịch đúng nghĩa là chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đây là level thấp nhất trong quản lý chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, QC lại là người có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Họ kiểm soát xuyên suốt từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất cho đến thành phẩm và bán thành phẩm.
QA là người kiểm soát toàn bộ chuỗi cung cứng từ thực phẩm cho đến việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp. Thậm chí họ còn là người kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nhà phân phối đến tận dịch vụ khách hàng.
Thông thường, đối với các doanh nghiệp nhỏ họ không hay bóc tách rõ ràng giữa KCS, QC và QA mà hay gọi chung là bộ phận kiểm soát chất lượng. Do đó, rất nhiều người hay nhầm tưởng và gộp 3 cái tên lại chung với nhau. Tuy nhiên theo khái niệm và mức hiểu như trên thì QA sẽ level cao nhất trong kiểm soát chất lượng sau đó đến QC và cuối cùng là KCS. Trong đó, mỗi một người khi đảm nhận một vai trò sẽ có sự phân chia công việc khác nhau.
Công việc chính của KCS là gì?
Công việc chính của KCS là gì?
Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp và mỗi loại hình sản phẩm khác nhau mà KCS sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau. Song, nhìn chung công việc chính của một nhân viên KCS sẽ là:
Thực hiện xây dựng kế hoạch cho việc kiểm tra chất lượng và sản xuất;Đánh giá chất lượng của các sản phẩm;Quản lý các tài liệu chất lượng liên quan đến hoạt động sản xuất;Kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất đảm bảo quy trình đó luôn tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã được đặt ra… và một số công việc khác theo sự phân công của người quản lý;
Mức lương của KCS hiện nay là bao nhiêu?
Theo khảo sát mức lương nhân viên KCS hiện nay dao động trong khoảng từ 7 – 12 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm, ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Đối với những người làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ có sự dịch chuyển khác nhau.
Thậm chí ở một số doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên KCS ngoài lương cứng còn có thêm các khoản phụ cấp khác: phụ cấp nuôi con nhỏ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp xăng xe… Vì thế khoản thu nhập trung bình hàng tháng tại vị trí này cũng khá cao so với mặt bằng lương chung của tất cả các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó KCS là một trong những chức danh công việc thuộc bộ phận quản lý chất lượng. Ngoài level này còn chia cấp bậc theo nhiều chức danh công việc khác nhau: QC, QA, QE, QS… Do đó, khi theo đuổi ngành KCS bạn còn có được cho mình một lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng.
Những yếu tố cần có của một KCS?
Dù là KCS ngành may mặc hay KCS thực phẩm… thì để trở thành một trong những nhân viên giỏi bạn không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn cần những kỹ năng mềm khác để đáp ứng yêu cầu công việc:
Kiến thức chuyên môn giỏi
Để có được thành công khi theo đuổi nghề KCS thì bắt buộc bạn phải là người có chuyên môn giỏi. Để có kiến thức chuyên môn tốt, thì tiêu chí đầu vào là hết sức quan trọng khi lựa chọn KCS.
Thông thường, hầu hết các doanh nghiệp khi lựa chọn KCS đều phải đảm bảo đó là những người tốt nghiệp đại học các ngành liên quan đến chất lượng hoặc các ngành liên quan khác.
Đồng thời, người đó phải có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tham gia đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, phần mềm quản lý và kỹ năng công nghệ, cơ khí, toán học… để có thể bổ trợ cho công việc một cách tốt nhất.
Chịu được áp lực công việc
Nhân viên KCS phải có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc
KCS là một trong những nghề có cường độ làm việc cao. Chính vì thế để theo đuổi nghề này bạn phải đảm bảo mình có sức khỏe tốt và có khả năng chịu được áp lực công việc. Trong quá trình làm việc bạn cũng phải có đủ khéo léo và linh hoạt để loại bỏ những lỗi sai trong sản phẩm và quá trình sản xuất một cách tốt nhất. Hạn chế tối đa mọi tổn thất cho công ty.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Nghề KCS là một trong những công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn mạnh cùng khả năng chịu được áp lực công việc cao bạn cũng phải có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt. Điều này không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên mà nó còn là lợi thế giúp bạn có thể dễ dàng trao đổi, giao tiếp trong công việc.
Tinh thần ham học hỏi và sáng tạo
Bên cạnh đó, bạn cũng cần ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến cao để bản thân có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khi làm việc tránh đi theo một lối mòn sẵn có mà phải thường xuyên tư duy sáng tạo, đổi mới để mang lại hiệu quả cao cho công việc.
Thành thạo ngoại ngữ
Trong kiểm soát chất lượng, tiếng anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến, đặc biệt là các từ chuyên ngành. Do đó, để có thể giao lưu với đối tác tốt hơn cũng như nắm bắt nhanh chóng mọi thông tin trong công việc thì bạn phải đảm bảo mình có trình độ tiếng anh tốt.
Ngoài những yếu tố trên thì để có thể trở thành một KCS chuyên nghiệp thì bạn cũng cần rèn cho mình tính trung thực và tinh thần trách nhiệm cao. Luôn có sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết trong từng công việc để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một lỗi chất lượng nào.
Xem thêm: Standin Dota 2: S4 Trở Lại Làm Đội Trưởng, Xibbe Stand, Dota 2: Ana Sẽ Stand
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin KCS, công việc KCS đảm nhận là gì? Lương KCS là bao nhiêu cũng như những kỹ năng cần có khi theo đuổi nghề KCS. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có được cho mình hướng đi chính xác và rõ ràng khi theo đuổi ngành chất lượng siêu hấp dẫn này.